Một số quy định đối với người đi xe đạp cần nắm được

Các quy định đối với người đi xe đạp được cập nhật mới nhất theo luật giao thông năm 2021. Nếu bạn đang sở hữu hoặc thường xuyên sử dụng phương tiện bằng xe đạp. Đừng bỏ qua những quy định được nhà nước ban hành này, để đảm bảo không vi phạm luật. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nó là những quy định nào nhé!

Các quy định đối với người đi xe đạp

Xe đạp là phương tiện giao thông thân thiện với môi trường và phù hợp với tất cả mọi người. Từ người già, trung niên, thanh thiếu niên đến trẻ em. Không những thế, nó còn là một trong những sản phẩm tuyệt vời để luyện tập sức khỏe, thậm chí là cả sự nghiệp với các vận động viên xe đạp.

Bởi đây là một trong những phương tiện tham gia giao thông cơ bản không gắn động cơ. Nên nhà nước đã đưa ra các quy định đối với người đi xe đạp. Bạn đã nắm rõ các quy định này chưa?

Quy định dành cho người sử dụng xe đạp bao gồm người tham gia điều khiển và người ngồi ghế sau của xe đạp.

1. Nguyên tắc sử dụng xe đạp

  • Xe đạp phải đi dưới lòng đường khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, tại một số trường hợp, tuyến đường cho phép xe đạp được đi trên vỉa hè, hành lang đường. Tuy nhiên, người tham gia phải đi đúng phần đường dành cho xe đạp. Tuyệt đối không lấn làn.
  • Nếu đi xe đạp trên vỉa hè, cần có biển báo được phép đi trên vỉa hè. Độ tuổi áp dụng là trẻ em dưới 13 tuổi, các cụ già trên 70 tuổi hoặc các đối tượng là người tàn tật.
  • Khi đạp xe trên vỉa hè, khi gặp người đi bộ, xe đạp cần nhường đường hoặc đi với tốc độ chậm.
  • Phần đường dành cho xe đạp thường là các làn đường bên trái. 
  • Nếu điều khiển xe vào buổi tối cần bật đèn báo hiệu.
  • Người điều khiển xe đạp cần tuân thủ các luật giao thông cơ bản như dừng đèn đỏ, sang đường cần bấm chuông, nhường đường cho các phương tiện ưu tiên,…

2. Các điều không thực hiện khi điều khiển xe đạp

  • Khi uống rượu sẽ không được điều khiển xe đạp khi tham gia giao thông. 
  • Không sử dụng ô, điện thoại, không đeo tai nghe bật nhạc to,… khi đạp xe
  • Không đạp xe tham gia giao thông khi xe không phanh hoặc phanh không đảm bảo an toàn.

3. Quy định đối với người đi xe đạp là người điều khiển

  • Người điều khiển xe đạp không được chở 2 người. Trừ trường hợp chở một trẻ em dưới 7 tuổi. 
  • Không đi dàn hàng ngang, không lạng lách, đánh võng.
  • Không đi ngược chiều.
  • Không sử dụng xe đạp để kéo, đẩy xe khác hay các vật khác, mang, vác hoặc chở theo vật cồng kềnh.
  • Cần lái xe an toàn, nghiêm cấm buông 2 tay khi lái xe, không bốc đầu, đi xe một bánh đối với các loại xe 2 bánh. Hoặc không đi xe 2 bánh đối với xe đạp có 3 bánh. 
  • Tuân thủ đầy đủ các tín hiệu đèn giao thông.
  • Người điều khiển, người ngồi sau cần có mũ bảo hiểm theo đúng quy định. Khi đội mũ cần cài quai đúng quy cách.

4. Quy định dành cho người ngồi sau

  • Người điều khiển xe đạp và người ngồi sau đều có các quy định riêng. Bạn cũng nên tìm hiểu xem, người ngồi sau xe đạp cần tuân thủ những gì nhé!
  • Theo Luật Giao Thông Đường Bộ 2008, khoản 4 Điều 30 đã quy định người ngồi sau xe đạp khi tham gia giao thông cần tuân thủ những điều sau đây.
  • Không mang, vác các vật cồng kềnh gây mất an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác.
  • Không sử dụng ô che khi ngồi sau. Không bám, lôi hoặc kéo theo các vật cồng khác hoặc các phương tiện khác,….

5. Quy định cho người đi xe đạp khi vi phạm

  • Vi phạm khi tham gia giao thông có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy từng trường hợp mà số tiền phạt có thể dao động từ 50.000 – 600.000 VNĐ.
  • Khi tham gia giao thông bằng xe đạp gây bị thương, thậm chí gây tử vong. Người điều khiển cần có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
  • Ngoài việc bị nhắc nhở, cảnh cáo hoặc phạt tiền. Với những trường hợp người điều khiển phương tiện tái phạm nhiều lần với các hành vi lạng lách, đánh võng, đua xe,…Các trường hợp này có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.

6. Một số quy định đối với người đi xe đạp khác

Ngoài ra, nếu bạn sử dụng xe đạp khi tham gia giao thông ở nước ngoài. Bạn cũng cần tìm hiểu thêm các quy định khác khi sử dụng xe đạp để tham gia giao thông. Chẳng hạn như:

  • Mũ bảo hiểm đi xe đạp phù hợp với các quy định hiện hành, có kích thước chính xác và được buộc chặt
  • Quần áo thích hợp để đi xe đạp. Tránh để quần áo vướng vào dây xích, vào bánh xe hoặc có thể che khuất đèn của bạn
  • Quần áo sáng màu hoặc huỳnh quang giúp những người tham gia giao thông khác có thể nhìn thấy bạn trong điều kiện ánh sáng ban đêm và ánh sáng yếu
  • Quần áo phản quang hoặc phụ kiện (băng đeo thắt lưng, cánh tay hoặc mắt cá chân) khi đạp xe trong bóng tối.
  • Vào ban đêm, xe phải có đèn phía trước màu trắng và đèn phía sau màu đỏ sáng. 

Kết luận

Trên đây là các quy định đối với người đi xe đạp cơ bản đang được áp dụng tại Việt Nam. Cũng như một vài quy định khi bạn sử dụng xe đạp để tham gia giao thông ở nước ngoài. Mong rằng, bạn có thể nắm rõ để tham gia giao thông an toàn cho bản thân và những người khác.

Có thể bạn quan tâm: 

Trung tâm hỗ trợ