Nhờ xe thể thao để đẩy lùi nguy cơ thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh thường hay gặp phải ở người lớn tuổi hay những ai thường xuyên phải làm những công việc nặng nhọc. Bên cạnh việc dùng thuốc để chữa bệnh, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể kết hợp các bài tập thể dục để nâng cao sức khỏe, cải thiện tình trạng. Trong đó, việc luyện tập đạp xe mỗi ngày với xe đạp thể thao được đánh giá là một trong những cách hiệu quả nhất để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh này.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm của con người bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Khi đó, nhân nhầy sẽ tràn vào ống sống, các dây thần kinh bị chèn ép, gây ra đau đớn cho người mắc phải.
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường có triệu chứng đau mỏi, tê nhức chân tay và khó khăn khi vận động. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những cơn đau dữ dội cho người bệnh kéo dài nhiều ngày, gây ra sự căng thẳng, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Có nên đi xe đạp thể thao khi bị thoát vị đĩa đệm?
Song song với việc chữa bệnh bằng thuốc, có một chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh cũng nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, đẩy nhanh quá trình phục hồi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc không biết việc đạp xe có cần thiết hay không?
Mời bạn xem thêm sản phẩm:
xe đạp thể thao giá rẻ
xe đạp nữ
xe đạp đường phố
Xin trả lời ngay và luôn là tập luyện với xe đạp thể thao hay những bài tập nhẹ nhàng khác như đi bộ, bơi lội,… có tác dụng rất hiệu quả với những người bị thoát vị đĩa đệm. Lý do là vì các môn thể thao này giúp kéo giãn gân cơ, đốt sống, cơ thể đàn hồi và trở nên dẻo dai hơn, từ đó cải thiện tình trạng bệnh.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm cần chú ý gì khi đạp xe?
Việc luyện tập với xe đạp thể thao tưởng chừng đơn giản nhưng cần phải chú ý đến một số vấn đề sau đây để quá trình phòng và chữa bệnh thoát vị đĩa đệm diễn ra đúng cách và khoa học:

Đạp xe trên những đoạn đường bằng phẳng, không gồ ghề, mấp mô, nhiều ổ gà để hạn chế ảnh hưởng đến phần đĩa đệm bị lệch, gây đau đớn cho người sử dụng.
Khi di chuyển với xe đạp thể thao, người tập nhớ đạp từ từ, nhẹ nhàng, không đi quá nhanh. Trong giai đoạn đầu, người tập nên đi trên một đoạn đường ngắn từ 1 đến 2 cây rồi sau đó dần dần tăng độ dài theo thời gian.
Nên chọn xe đạp thể thao có độ cao vừa phải, thích hợp với chiều cao của người tập.
Các bạn thấy đó, xe đạp thể thao không gây bất kỳ ảnh hưởng gì đến người bị thoát vị đĩa đệm mà ngược lại, nó còn giúp người tập cải thiện sức khỏe, phục hồi bệnh nhanh chóng. Hãy chọn ngay một chiếc xe đạp thể thao chính hãng để cùng đẩy lùi nguy cơ thoát vị đĩa đệm bạn nhé!

Trung tâm hỗ trợ